PHÁP LUẬT VỀ DỊCH BỆNH COVID -19 HIỆN NAY TẠI VIỆT NAM NĂM 2020

I.Câu 1: Các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh liên quan đến phòng chống dịch Covid – 19, các Công dân Việt Nam và Người nước ngoài cần biết để thực hiện

 

1.Hiến pháp 2013;

 

2.Bộ luật Hình sự năm 2015;

 

3.Luật Bảo vệ sức khoẻ nhân dân (năm 1989);

 

4.Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm (năm 2007);

 

5.Luật Khám chữa bệnh (năm 2009);

 

6.Luật Biên giới Quốc gia;

 

7.Luật cư trú;

 

8.Những văn bản quy pháp luật khác có liên quan cùng tham gia điều chỉnh gồm:

 

-Chỉ thị số 13/CT-TTg ngày 11-3-2020 và Chỉ thị số 16 CT-TTg ngày 31-3-2020 của Thủ Tướng Chính phủ;

 

-Nghị định số 32/2005/NĐ-CP ngày 14/3/2005, Nghị định số 150/2005/NĐ-CP, Nghị định số 101/2010/NĐ-CP ngày 30/9/2010, Nghị định số 176/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013, Nghị định 155/2016/NĐ-CP, Nghị định số 34/2000/NĐ-CP ngày 18/8/2000 và Nghị định số 15/2020/NĐ-CP ngày 03/02/2020 của Chính phủ;

 

-Quyết định 125/QĐ-BYT ngày 16-1-2020, Quyết định 219/QĐ-BYT và Quyết định 181/QĐ-BYT ngày 21-01-2020 của Bộ Y tế;

 

-Công văn số 45/TAND-TC ngày 30/3/2020 của Tòa án nhân dân Tối Cao;

 

-Thông tư số 32/2012/TT-BTC ngày 29/02/2012 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

 

II.Câu 2: Quyền Công dân Việt Nam trước bệnh Covid-19?

 

1.Quyền của Công dân Việt Nam trước Bệnh dịch Covid-19: Có thể kể đến một số kết quả về bảo đảm quyền con người trong ứng phó với COVID-19 của Đảng và Nhà nước Việt Nam trong thời gian qua như sau:

 

1.1.Đại dịch COVID-19 là một vấn đề y tế khẩn cấp toàn cầu đe doạ đến tính mạng và sức khoẻ của mọi cá nhân trong xã hội: Trong thời gian qua, Việt Nam đã huy động sự tham gia của toàn hệ thống chính trị và nhân dân nhằm triển khai thực hiện một loạt các biện pháp y tế công. Những ứng phó với đại dịch COVID- 19 của Chính phủ Việt Nam là hoàn toàn phù hợp với nghĩa vụ thực hiện quyền được bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ của người dân trong tình huống khẩn cấp y tế dựa theo yêu cầu cơ bản của quyền này là bảo đảm:

 

a.Tính sẵn có của cơ sở, hàng hoá, dịch vụ y tế;

b.Khả năng tiếp cận với cơ sở, hàng hoá, dịch vụ, thông tin y tế với chi phí hợp lý và không có sự phân biệt đối xử với bất kỳ nhóm đối tượng nào;

c.Phù hợp về mặt y học và với điều kiện đặc thù về kinh tế, xã hội, văn hoá của từng quốc gia;

d.Bảo đảm nền y tế có chất lượng.

 

1.2.Cụ thể, để bảo đảm quyền về sức khoẻ trong ứng phó với dịch COVID-19, Chính phủ Việt Nam đã chủ động áp dụng một loạt biện pháp phòng chống dịch bệnh, có thể kể đến một số biện pháp sau:

 

a.Triển khai các biện pháp dự phòng lây nhiễm: Thủ tướng Chính phủ đã thông qua các Chỉ thị số 13/CT-TTg ngày 11-3-2020 về việc tiếp tục đẩy mạnh phòng, chống dịch COVID-19 trong tình hình mới và Chỉ thị số16 CT-TTg ngày 31-3-2020 về thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID-19 để thực hiện các chiến lược ngăn chặn, phát hiện, cách ly, khoanh vùng, dập dịch với các hành động cụ thể như: kiểm soát, cách ly bắt buộc với người nhập cảnh, đóng cửa trường học, hạn chế đi lại, khai báo y tế, cách ly toàn xã hội, xử lý nguồn lây bệnh, ổ dịch, quản lý lây nhiễm chéo tại cơ sở y tế, quản lý nguy cơ lây nhiễm ở các nhóm nguy cơ cao và trường hợp cần cách ly v.v… Chính phủ cũng phối hợp với Bộ Y tế và các bộ, ngành, địa phương liên quan thực hiện quyết liệt việc bảo đảm để mọi người dân đều được tiếp cận với các cơ sở, dịch vụ y tế và vật tư y tế đặc biệt là khẩu trang, bảo hộ, cồn rửa tay sát khuẩn khi dịch bệnh xảy ra. 

 

b.Triển khai các biện pháp điều trị: bệnh Covid-19 chưa có Vắcxin phòng ngừa hay thuốc điều trị, vì vậy, việc xây dựng pháp đồ điều trị được tập trung vào điều trị suy hô hấp, cập nhật những khuyến cáo mới nhất theo hướng dẫn của Tổ chức Y tế thế giới. Bộ Y tế Việt Nam đã kịp thời công bố các hướng dẫn chẩn đoán và điều trị mới cho các cơ sở điều trị với các văn bản chỉ đạo như Quyết định 125/QĐ-BYT ngày 16-1-2020 về việc Hướng dẫn Chẩn đoán và điều trị bệnh viêm phổi cấp do chủng vi rút Corona mới (nCoV), Quyết định 181/QĐ-BYT ngày 21-01-2020 của Bộ Y tế về việc Hướng dẫn tạm thời giám sát và phòng chống bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona (nCoV) v.v...

 

c.Ngoài ra, để bảm đảm việc tiếp cận điều trị cho tất cả mọi người: Bộ Y tế đã ban hành Quyết định 219/QĐ-BYT bổ sung bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona (nCov) gây ra vào danh mục các bệnh truyền nhiễm nhóm A - là bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm theo quy định tại Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2007. Theo đó, những người mắc bệnh dịch này sẽ được khám và điều trị miễn phí. Trong bối cảnh, ở nhiều quốc gia trên thế giới bệnh nhân phải tự chi trả mọi chi phí điều trị Covid-19 thì đây là một nỗ lực đáng ghi nhận của Chính phủ Việt Nam nhằm bảo đảm quyền được tiếp cận điều trị COVID-19 cho tất cả bệnh nhân.

 

2.Quyền tiếp cận thông tin - yếu tố quan trọng để kiểm soát dịch bệnh COVID-19:

 

a.Tiếp cận thông tin là yếu tố cực kỳ quan trọng trong phòng ngừa dịch bệnh COVID-19. Bài học thực tế ở một số quốc gia trên thế giới cho thấy việc che giấu, thiếu minh bạch thông tin về bệnh có thể gây nên những hậu quả nghiêm trọng trong kiểm soát dịch. Nhận thức rõ tầm quan trọng của tiếp cận thông tin liên quan đến dịch COVID-19, ngày 19-3-2020 các chuyên gia quốc tế, trong đó có Báo cáo viên đặc biệt của Liên hợp quốc về thúc đẩy và bảo vệ quyền tự do quan điểm và biểu đạt đã ra tuyên bố chung kêu gọi các chính phủ cần cung cấp thông tin chính xác, nhanh chóng và rộng rãi về dịch bệnh.

 

b.Để bảo đảm quyền tiếp cận thông tin về dịch bệnh cho người dân, Chính phủ, Bộ Y tế đã có chủ trương ngay từ đầu là Việt Nam luôn công khai tình hình của dịch với người dân và thế giới. Việt Nam xác định nguyên tắc đầu tiên trong công cuộc phòng, chống dịch Covid-19 là công khai, minh bạch, không giấudịch và coi đây là một biện pháp để đẩy lùi dịch bệnh. Ngay từ khi dịch  COVID-19 bùng phát trên phạm vi toàn cầu, Việt Nam đã áp dụng nhiều phương thức, cấp độ truyền thông khác nhau nhằm bảo đảm tiếp cận và minh bạch thông tin đồng thời cũng tránh gây hoang mang, hoảng loạn trong xã hội. Cụ thể, người dân đã được cung cấp đầy đủ và cập nhật thông tin về tình hình dịch bệnh ở Việt Nam và trên thế giới, thông tin về các biện pháp phòng ngừa dịch bệnh qua nhiều phương tiện truyền thông khác nhau, kể cả qua mạng xã hội, tin nhắn điện thoại. Đồng thời, Việt Nam cũng đã triển khai các kênh thông tin để tiếp nhận ý kiến, khuyến cáo của chuyên gia, các bộ ngành và người dân về các  đề xuất, sáng kiến phòng ngừa dịch bệnh.

 

c.Có thể nói, minh bạch thông tin là một điểm cộng tích cực mà Chính phủ Việt Nam đã thành công trong giai đoạn vừa qua, thông qua đó giúp tạo dựng niềm tin và huy động sự đồng lòng của toàn dân trong ứng phó với đại dịch này.

 

3.Bảm đảm quyền an sinh xã hội và hỗ trợ cho cho các nhóm dễ bị tổn thương:

 

a.Chương trình nghị sự 2030 của Liên hợp quốc vì sự phát triển bền vững kêu gọi các quốc gia trên thế giới cam kết để “không ai bị bỏ lại phía sau” trong quá trình phát triển: Cam kết này cần được các quốc gia nỗ lực thực hiện, kể cả trong ứng phó với khủng hoảng của dịch bệnh COVID-19. Theo đó, bên cạnh các biện pháp y tế công về phòng, chống dịch, các quốc gia cần thông qua và thực hiện các chương trình, chính sách hỗ trợ để giảm tác động tiêu cực của dịch COVID-19 lên toàn xã hội, đặc biệt là một số nhóm đối tượng dễ bị tổn thương.

 

b.Mặc dù mọi người đều có thể bị lây nhiễm, nhưng xét về mức độ nguy cơ, một số nhóm có thể phải chịu rủi ro nhiễm bệnh và nguy cơ tử vong cao hơn như: Người cao tuổi, người có bệnh mãn tính (tim mạch, huyết áp, hen, tiểu đường v.v..), do vậy, nhóm đối tượng này cần được bảo vệ và hỗ trợ để phòng ngừa y tế tốt hơn. Ngoài ra, hiện nay các quốc gia đều đang phải thực hiện các biện pháp giãn cách xã hội, cách ly và thậm chí là phong toả để phòng ngừa bệnh dịch. Các biện pháp này có thể gây nên một số ảnh hưởng nhất định đến nhiều nhóm xã hội:

 

Trẻ em không được đến trường;

 

Người lao động bị cắt giảm hoặc mất việc làm;

Phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ làm việc trong khu vực phi chính thức và trong ngành y tế (70% cán bộ y tế bao gồm y tá, hộ lý trên toàn thế giới là phụ nữ) có thể bị ảnh hưởng đến sinh kế và gặp rủi ro cao về sức khoẻ;

Người khuyết tật gặp khó khăn trong tiếp cận các nhu yếu phẩm thiết yếu do thiếu dịch vụ và nguồn nhân lực hỗ trợ;

Các nhóm dân tộc thiểu số ở khu vực vùng sâu, vùng xa có thể gặp trở ngại trong việc tiếp cận thông tin, dịch vụ y tế v.v..

 

c.Nhận diện rõ các tác động kinh tế và các vấn đề xã hội của dịch bệnh, song song với các ứng phó về y tế: Chính phủ Việt Nam đã ngay lập tức thảo luận về các giải pháp bảo đảm an sinh xã hội và giải quyết các khó khăn về kinh tế để hỗ trợ người dân cũng như các doanh nghiệp. Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu xây dựng nhanh nghị quyết về gói hỗ trợ về an sinh xã hội với tinh thần “người yếu thế không thấy mình bị bỏ rơi". Nhờ đó, ngày 10-4-2020, Chính phủ đã  ban hành Nghị quyết về hỗ trợ trực tiếp cho người dân gặp khó khăn do COVID-19. Theo Nghị quyết này, chính phủ thực hiện hỗ trợ trước hết cho 5 nhóm đối tượng là:

 

Người lao động hợp đồng phải tạm nghỉ việc không lương do doanh nghiệp gặp khó khăn;

 

Người lao động bị chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp;

 

Các hộ kinh doanh cá thể có doanh thu khai thuế dưới 100 triệu đồng/năm tạm ngừng kinh doanh từ 1-4-2020;

 

Đối tượng bảo trợ xã hội và người có công với cách mạng;

Hộ nghèo, hộ cận nghèo. Để triển khai Nghị quyết này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã nhất trí với việc chi gói hỗ trợ 62.000 tỷ đồng cho người dân trong dịch COVID-19. Ngoài ra, trong thời gian tới, Chính phủ cũng sẽ tiếp tục chỉ đạo thực hiện thêm các biện pháp kích thích kinh tế về tiền tệ và tài khoá với các gói chính sách về tín dụng, giảm thuế, gói giãn, hoãn thuế, phí, lệ phí v.v.

 

d.Theo đó những quyền lợi mà người bị áp dụng biện pháp cách ly y tế được hưởng, đó là:

 

-Được miễn chi phí khám bệnh, chữa bệnh theo quy định khi phát hiện, điều trị Covid-19 theo hướng dẫn chuyên môn của Bộ Y tế.


-Được cấp không thu tiền: nước uống, khăn mặt, khẩu trang, nước dung dịch rửa tay, dung dịch sát khuẩn miệng, bàn chải đánh răng, xà phòng tắm gội và các vật dụng thiết yếu khác phục vụ nhu cầu sinh hoạt trong những ngày cách ly y tế theo định mức sử dụng cho người bị cách ly y tế do Bộ Y tế ban hành.

 

-Được miễn chi phí di chuyển từ nơi phát hiện phải thực hiện cách ly y tế đến cơ sở cách ly y tế hoặc từ cơ sở cách ly y tế này đến cơ sở cách ly y tế khác theo quyết định của người có thẩm quyền; được bảo đảm vận chuyển thuận lợi, an toàn và đúng quy định.


-Trường hợp người bị áp dụng biện pháp cách ly y tế tử vong thì được miễn chi phí cho việc bảo quản, quản ướp, mai táng, di chuyển thi thể, hài cốt theo quy định của pháp luật về phòng, chống bệnh truyền nhiễm.


-Người bị áp dụng biện pháp cách ly y tế được cơ sở thực hiện cách ly y tế cung cấp bữa ăn theo yêu cầu, phù hợp với khả năng của cơ sở thực hiện cách ly y tế. Chi phí tiền ăn do người bị áp dụng biện pháp cách ly y tế tự chi trả. Trường hợp người bị cách ly y tế là người thuộc hộ nghèo theo quy định thì được hỗ trợ tiền ăn theo mức 40.000 đồng/ngày trong thời gian cách ly y tế.


-Người bị áp dụng biện pháp cách ly y tế được cơ sở thực hiện cách ly y tế cấp giấy chứng nhận thời gian thực hiện cách ly y tế để làm căn cứ hưởng các chế độ theo quy định của Bộ luật Lao động, Luật Bảo hiểm xã hội và các văn bản hướng dẫn.

 

III.Câu 3: Nghĩa vụ Công dân Việt Nam trước Bệnh dịch Covid-19

 

Bộ Y tế vừa đưa ra khuyến cáo mới nhất phòng chống dịch bệnh COVID-19 trong tình hình hình mới và đề nghị người dân thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng chống dịch bệnh dưới đây:

 

a.Thường xuyên rửa tay đúng cách bằng xà phòng dưới vòi nước sạch, hoặc bằng dung dịch sát khuẩn có cồn (ít nhất 60% cồn).

 

b.Đeo khẩu trang nơi công cộng, trên phương tiện giao thông công cộng và đến cơ sở y tế.

 

c.Tránh đưa tay lên mắt, mũi, miệng. Che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi bằng khăn giấy, khăn vải, khuỷu tay áo.

 

d.Tăng cường vận động, rèn luyện thể lực, dinh dưỡng hợp lý xây dựng lối sống lành mạnh.

 

đ.Vệ sinh thông thoáng nhà cửa, lau rửa các bề mặt hay tiếp xúc.

 

e.Nếu bạn có dấu hiệu sốt, ho, hắt hơi, và khó thở, hãy tự cách ly tại nhà, đeo khẩu trang và gọi cho cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn, khám và điều trị.

 

f.Tự cách ly, theo dõi sức khỏe, khai báo y tế đầy đủ nếu trở về từ vùng dịch.

 

h.Thực hiện khai báo y tế trực tuyến tại https://tokhaiyte.vn hoặc tải ứng dụng NCOVI từ địa chỉ https://ncovi.vn và thường xuyên cập nhật tình trạng sức khoẻ của bản thân.

 

i.Cài đặt ứng dụng Bluezone để được cảnh báo nguy cơ lây nhiễm COVID-19, giúp bảo vệ bản thân và gia đình: https://www.bluezone.gov.vn/.

 

IV.Câu 4: Quyền và Nghĩa vụ Công dân nước ngoài trước bệnh Covid-19?

 

1.Quyền của Công dân nước ngoài trước dịch bệnh Covid-19:

 

-Bảo đảm quyền được được bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ .

-Quyền tiếp cận thông tin - yếu tố quan trọng để kiểm soát dịch bệnh COVID-19.

-Đảm bảo các quyền an sinh xã hội tương ứng với các quy định.

 

2.Nghĩa vụ của người nước ngoài trước bệnh dịch Covid-19:

 

-Hạn chế tối đa ra ngoài, chỉ ra ngoài khi thực sự cần thiết.

-Nếu buộc phải ra ngoài luôn luôn đeo khẩu trang, hãy giữ khoảng cách tiếp xúc, tốt nhất là 2m.

-Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn.

-Thường xuyên vệ sinh nhà cửa, lau rửa thường xuyên, để thông thoáng, sinh hoạt lành mạnh.

-Thực hiện khai báo y tế, cập nhật tình hình sức khỏe hàng ngày, giữ liên hệ thường xuyên với cán bộ y tế, cơ sở y tế.

 

V.Câu 5:Phạt vi phạm Hành chính hoặc Hình sự công dân Việt Nam liên quan Covid-19?

 

1.Hành vi cung cấp, chia sẽ thông tin bịa đặt về dịch COVID-19 trên mạng xã hội:

 

Thời gian vừa qua, cơ quan chức năng đã xử lý nhiều người bịa đặt thông tin, chia sẽ thông tin về dịch bệnh COVID-19 không đúng sự thật. Dù với bất cứ lý do gì, cũng không thể biện minh cho những hành vi này, tất cả đều phải bị xử lý. Hành vi này có thể bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự phụ thuộc vào tính chất, mức độ vi phạm cũng như hậu quả mà nó gây ra. Cụ thể:

 

Nếu xử lý Hành chính, thì căn cứ Điều 101 Nghị định số 15/2020/NĐ-CP ngày 03/02/2020 của Chính phủ: Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện quy định thì hành vi cá nhân cung cấp, chia sẽ thông tin bịa đặt về dịch COVID-19 trên mạng xã hội sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng. Đồng thời, bị buộc gỡ bỏ thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn hoặc thông tin vi phạm pháp luật nói trên.

Nếu bị xử lý Hình sự, thì theo Điều 288 Bộ luật hình sự năm 2015: Người có hành vi đưa lên mạng máy tính, mạng viễn thông những thông tin bịa đặt trái với quy định của pháp luật sẽ bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. Đồng thời, còn có thể bị phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 200 triệu đồng.

 

Đã có trường hợp, cơ quan chức năng xử lý hình sự hành vi này như ở tỉnh Nghệ An, ngày 19/4/2020 công an mới ra quyết định tạm giữ một đối tượng đăng tải nhiều thông, bài viết có nội dung trái pháp luật, xuyên tạc thông tin không đúng sự thật về dịch COVID-19.

 

2.Hành vi không đeo khẩu trang theo hướng dẫn của cơ quan y tế để phòng, chống dịch COVID-19 hiện nay:

 

a.Để phòng, chống dịch COVID-19 lây lan trong cộng đồng, Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp đã có nhiều chỉ đạo xử lý đối với hành vi này. Thực tế, nhiều người không đeo khẩu trang khi ra đường hoặc nơi công cộng đã bị phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng.

 

b.Cụ thể, khoản 1, Điều 11 Nghị định số 176/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế quy định: “Hành vi không thực hiện biện pháp bảo vệ cá nhân đối với người tham gia chống dịch và người có nguy cơ mắc bệnh theo hướng dẫn của cơ quan y tế thì sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng”.

 

3.Hành vi che giấu tình trạng bệnh của mình hoặc của người khác khi nhiễm bệnh Covid-19:

 

a.Theo quy định khoản 2, Điều 11 Nghị định số 176/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ: Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế thì hành vi che giấu tình trạng bệnh của mình hoặc của người khác khi mắc bệnh truyền nhiễm, đã được công bố là có dịch, hiện nay là dịch Covid-19 thì sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.

 

b.Ngoài ra, nếu hành vi này gây lây truyền dịch bệnh Covid-19 cho người khác thì có thê bị xử lý hình sự theo điểm c khoản 1 Điều 240 Bộ Luật hình sự năm 2015 về tội làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người, với hình phạt có thể lên tới 12 năm tù; phạt tiền đến 200 triệu đồng.

 

4.Cá nhân, tổ chức có hành vi không thực hiện quyết định áp dụng biện pháp hạn chế tập trung đông người hoặc tạm dừng hoạt động kinh doanh, dịch vụ tại nơi công cộng để phòng, chống dịch Covid-19:

 

a.Cần lưu ý, việc tạm dừng hoạt động kinh doanh của người dân: Là việc làm mà Chính phủ đã rất cân nhắc trước diễn biến hêt sức phức tạp của dịch bệnh Covid-19, không chỉ ở Việt Nam mà trên cả thế giới, Thủ tướng Chính phủ đã khẳng định “Vì sức khỏe của dân, sẵn sàng hy sinh lợi ích kinh tế trong ngắn hạn”. Theo đó, Thủ tướng chỉ thị dừng triệt để các hoạt động, văn hóa, thể thao, giải trí tại các địa điểm công cộng, hoạt động tôn giáo tập trung đông người; Tạm đình chỉ hoạt động các cơ sở kinh doanh dịch vụ trên địa bàn, trừ các cơ sở kinh doanh các loại hàng hóa, dịch vụ thiết yếu. Tỉnh An Giang thuộc nhóm có nguy cơ nên vẫn tiếp tục thực hiện nghiêm chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ là cách ly toàn xã hội đến hết ngày 22/4/2020 và sẽ có điều chỉnh vào ngày 22/4/2020 tùy diễn biến dịch bệnh (Thông báo kết luận số 158/TB-VPCP ngày 16/4/2020 của Văn phòng Chính phủ; Công văn số 396/UBND-KGVX ngày 17/4/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh).

 

b.Mỗi người dân phải nghiêm túc thực hiện Chỉ thị của Thủ tướng để cùng nhau đẩy lùi dịch bệnh: Nếu vi phạm thì bị xử lý theo quy định pháp luật. Cụ thể, theo quy định tại khoản 4, Điều 11 Nghị định số 176/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế thì “Hành vi không thực hiện quyết định áp dụng biện pháp hạn chế tập trung đông người hoặc tạm đình chỉ hoạt động kinh doanh, dịch vụ tại nơi công cộng sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng”.

 

c.Ngoài ra, hành vi này còn có thể bị xử lý hình sự: Cụ thể, theo hướng dẫn của Hội đồng thẩm phán của Tòa án nhân dân tối cao (Công văn số 45/TAND-TC ngày 30/3/2020 về việc xét xử tội phạm liên quan đến dịch bệnh Covid-19), chủ Sở hữu kinh doanh, người quản lý cơ sở kinh doanh dịch vụ (như quán bar, vũ trường, karaoke, dịch vụ mát-xa, cơ sở thẩm mỹ…) thực hiện hoạt động kinh doanh đã có quyết định tạm đình chỉ hoạt động kinh doanh để phòng, chống dịch bệnh Covid-19 của cơ quan, người có thẩm quyền, gây thiệt hại từ 100 triệu đồng trở lên do phát sinh phòng, chống dịch bệnh thì bị xử lý về tội vi phạm quy định về an toàn ở nơi đông người theo quy định tại Điều 295 Bộ luật hình sự năm 2015.

 

5.Hành vi không khai báo y tế, khai báo không đầy đủ hoặc khai báo gian dối về dịch bệnh Covid-19:

 

a.Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm và hậu quả mà hành vi này gây ra, người vi phạm có thể bị xử lý lý vi phạm hành chính hoặc bị xử lý hình sự. Cụ thể: Đối với các hành vi

 

Không khai báo hoặc khai báo không trung thực, kịp thời diễn biến bệnh truyền nhiễm của bản thân với thầy thuốc, nhân viên y tế được giao nhiệm vụ;

Không tuân thủ chỉ định, hướng dẫn phòng, chống lây nhiễm bệnh truyền nhiễm của thầy thuốc, nhân viên y tế và nội quy, quy chế của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;

Không đăng ký theo dõi sức khỏe với trạm y tế xã, phường, thị trấn nơi cư trú của người mắc bệnh Covid-19 sau khi ra khỏi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh sẽ bị phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng theo Điều 9 Nghị định số 176/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế.

 

b.Tuy nhiên, nếu những hành vi này gây lây truyền dịch bệnh Covid-19 cho người khác hoặc gây thiệt hại từ 100 triệu đồng trở lên cho chi phí phòng, chống dịch bệnh: Thì bị xử lý hình sự theo Điều 240, Điều 295 Bộ luật hình sự năm 2015. Có thể là phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

 

6.Hành vi vứt khẩu trang ra đường:

 

a.Đeo khẩu trang là một trong những biện pháp quan trọng để phòng, tránh nhiễm bệnh Covid-19, bắt buộc mọi người phải thực hiện. Tuy nhiên, sau khi sử dụng khẩu trang, có người lại vứt bừa bãi trên đường, vỉa hè, đây là nguy cơ làm phát tán dịch bệnh nếu trên khẩu trang chứa virus Covid-19 của người đã nhiễm bệnh.

 

b.Vì vậy, hành vi vứt khẩu trang trên vỉa hè, đường phố hoặc vào hệ thống thoát nước thải  hoặc hệ thống nước mặt có thể bị phạt tiền từ phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng theo điểm c, điểm d, khoản 1, Điều 20 Nghị định 155/2016/NĐ-CP của Chính phủ Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

 

7.Người có hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực cản trở người thi hành công vụ trong phòng, chống dịch bệnh Covid-19:

 

a.Kể từ khi có xảy ra dịch Covid-19, đến nay, đã xảy ra nhiều vụ chống người thi hành công vụ trong phòng chống dịch Covid-19. Cơ quan chức năng đã xử lý vi phạm hành chính, kể cả truy cứu trách nhiệm hình sự nhiều vụ việc liên quan đến hành vi này, tùy theo tính chất mức, độ vi phạm. Cụ thể:

 

Theo Điều 20 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

Hành vi cản trở, chống lại việc thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ như có những lời nói, hành động đe dọa, lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm người thi hành công vụ trong phòng, chống dịch Covid-19 có thể bị phạt tiền từ 500.000 đồng đến 5.000.000 đồng.

 

b.Ngoài ra, hành vi này còn có thể bị xử lý hình sự về tội chống người thi hành công vụ theo Điều 330 Bộ luật Hình sự năm 2015 với hình phạt có thể lên tới 7 năm tù.

 

8.Hành vi Người nhập cảnh trái phép làm lây nhiễm nCoV:

 

a.Điều kiện nhập cảnh hợp pháp vào Việt Nam:

 

Người nước ngoài được nhập cảnh khi có đủ hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế, thị thực.

Điều 20 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam năm 2014 quy định, người nước ngoài nhập cảnh theo diện đơn phương miễn thị thực thì hộ chiếu phải còn thời hạn sử dụng ít nhất 6 tháng và phải cách thời điểm xuất cảnh Việt Nam lần trước ít nhất 30 ngày.

Việc nhập cảnh phải đảm bảo các điều kiện theo quy định của pháp luật.

Mọi trường hợp vi phạm, tùy từng tính chất, mức độ có thể bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

 

 

b.Điều 17 Nghị định 167/2013/NĐ- CP quy định: Người nước ngoài nhập cảnh, hành nghề hoặc có hoạt động khác tại Việt Nam mà không được phép của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam; giúp đỡ, chứa chấp, che giấu, tạo điều kiện cho người khác đi nước ngoài, ở lại nước ngoài, vào Việt Nam, ở lại Việt Nam hoặc qua lại biên giới quốc gia trái phép sẽ bị phạt tiền từ 15 triệu đến 25 triệu đồng.

 

c.Người nào xuất cảnh, nhập cảnh trái phép hoặc ở lại Việt Nam trái phép đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm sẽ bị xử lý trách nhiệm hình sự: Về tội Vi phạm quy định về nhập cảnh trái phép, theo điều 347 Bộ luật Hình sự 2015. Mức phạt từ 5 triệu đến 50 triệu đồng hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm.

 

9.Hành vi môi giới, tổ chức cho người khác nhập cảnh trái phép làm lây nhiễm nCovid:

 

a.Theo điều 348 Bộ luật Hình sự năm 2015: Tội Tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép, người vi phạm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị phạt tù 1-15 năm, nếu có tình tiết định khung tăng nặng sẽ bị phạt tù 5-10 năm.

 

b.Người biết mình nhiễm Covid-19 nhưng cố tình nhập cảnh Việt Nam, cư trú trái phép hoặc thực hiện các việc hành vi đi lại, giao tiếp không tuân thủ các quy định về phòng chống dịch bệnh: Còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Lây truyền bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người, theo điều 240 Bộ luật Hình sự. Người vi phạm sẽ bị phạt tiền từ 50 triệu đến 200 triệu đồng hoặc phạt tù 1-12 năm, tùy vào tính chất, mức độ nghiêm trọng.

 

10.Vi phạm các quy định về cách ly:

 

a.Người nào trốn khỏi nơi cách ly; không tuân thủ quy định về cách ly; từ chối, trốn tránh việc áp dụng biện pháp cách ly, cưỡng chế cách ly để phòng, chống dịch COVID-19 có thể bị xử phạt hành chính tối đa đến 10 triệu đồng hoặc bị xử lý theo Điều 240 Bộ luật Hình sự năm 2015 trong trường hợp gây truyền dịch bệnh cho người khác.

 

b.Hành vi trốn khỏi nơi cách ly, không tuân thủ quy định về cách ly; từ chối, trốn tránh việc áp dụng biện pháp cách ly, cưỡng chế cách ly mà làm gây thiệt hại từ 100.000.000 đồng trở lên do phát sinh chi phí phòng, chống dịch bệnh COVID-19 thì bị xử lý theo Điều 295 Bộ luật Hình sự năm 2015.

 

c.Chủ cơ sở kinh doanh, người quản lý cơ sở kinh doanh dịch vụ (như quán ba, vũ trường, karaoke, dịch vụ mát xa, cơ sở thẩm mỹ…) thực hiện hoạt động kinh doanh khi đã có quyết định tạm đình chỉ hoạt động kinh doanh để phòng chống dịch bệnh COVID-19, gây thiệt hại từ 100.000.000 đồng trở lên do phát sinh chi phí phòng, chống dịch bệnh thì bị xử lý theo Điều 295 Bộ luật Hình sự năm 2015.

 

d.Người không thực hiện quyết định kiểm tra, giám sát, xử lý y tế trước khi ra vào vùng có dịch bị phạt tiền tối đa đến 20.000.000 đồng.

 

đ.Không thực hiện quyết định áp dụng biện pháp hạn chế tập trung đông người hoặc tạm đình chỉ hoạt động kinh doanh, dịch vụ tại nơi công cộng để phòng, chống dịch COVID-19 thì bị phạt tiền tối đa đến 10.000.000 đồng đối với cá nhân, 20.000.000 đồng đối với tổ chức.

 

11.Vi phạm trong linh vực mua bán hàng hóa trong thời kỳ Dịch Covid:

 

Người có hành vi lợi dụng sự khan hiếm hoặc tạo sự khan hiếm giả tạo trong tình hình dịch bệnh COVID-19 để mua vét hàng hóa đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công bố là mặt hàng bình ổn giá hoặc hàng hóa được Nhà nước định giá nhằm bán lại để thu lợi bất chính thì bị xử lý theo quy định tại Điều 196 Bộ luật Hình sự năm 2015.

 

VI.Câu 6: Phạt vi phạm Hành chính hoặc Hình sự công dân Nước Ngoài liên quan Covid-19?

 

 1.Phạt vi phạm Hành chính:

 

a.Người không đeo khẩu trang nơi công cộng bị phạt tiền tối đa đến 300.000 đồng.

 

b.Người vứt khẩu trang đã sử dụng không đúng nơi quy định tại nơi công cộng bị phạt tiền tối đa đến 5.000.000 đồng, nếu vứt ra vỉa hè, đường phố bị phạt tối đa đến 7.000.000 đồng.

 

c.Người che giấu tình trạng bệnh của mình hoặc của người khác khi mắc bệnh COVID-19 bị phạt tiền tối đa đến 2.000.000 đồng

 

d.Không thực hiện quyết định áp dụng biện pháp tạm đình chỉ hoạt động của cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống công cộng có nguy cơ làm lây truyền dịch bệnh tại vùng có dịch thì bị phạt tiền tối đa đến 10.000.000 đồng đối với cá nhân, 20.000.000 đồng đối với tổ chức.

 

đ.Không thực hiện quyết định áp dụng biện pháp hạn chế tập trung đông người hoặc tạm đình chỉ hoạt động kinh doanh, dịch vụ tại nơi công cộng để phòng, chống dịch COVID-19 thì bị phạt tiền tối đa đến 10.000.000 đồng đối với cá nhân, 20.000.000 đồng đối với tổ chức.

 

e.Người không thực hiện quyết định kiểm tra, giám sát, xử lý y tế trước khi ra vào vùng có dịch bị phạt tiền tối đa đến 20.000.000 đồng.

 

2.Có thể bị khởi tố Hình sự:

 

a.Người nào trốn khỏi nơi cách ly; không tuân thủ quy định về cách ly; từ chối, trốn tránh việc áp dụng biện pháp cách ly, cưỡng chế cách ly để phòng, chống dịch COVID-19 có thể bị xử phạt hành chính tối đa đến 10 triệu đồng hoặc bị xử lý theo Điều 240 Bộ luật Hình sự năm 2015 trong trường hợp gây truyền dịch bệnh cho người khác.

 

b.Hành vi trốn khỏi nơi cách ly, không tuân thủ quy định về cách ly; từ chối, trốn tránh việc áp dụng biện pháp cách ly, cưỡng chế cách ly mà làm gây thiệt hại từ 100.000.000 đồng trở lên do phát sinh chi phí phòng, chống dịch bệnh COVID-19 thì bị xử lý theo Điều 295 Bộ luật Hình sự năm 2015.

 

c.Người nào khai báo y tế, khai báo không đầy đủ hoặc khai báo gian dối gây lây truyền dịch bệnh COVID-19 cho người khác bị xử lý theo Điều 240 Bộ luật Hình sự năm 2015.

 

d.Người nào đưa lên mạng máy tính, mạng viễn thông thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, thông tin xuyên tạc về tình hình dịch bệnh COVID-19 có thể bị phạt tiền tối đa đến 15 triệu đồng hoặc bị xử lý theo Điều 288 Bộ luật Hình sự năm 2015.

 

đ.Người có hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ trong phòng, chống dịch bệnh COVID-19 thì bị xử lý theo Điều 330 Bộ luật Hình sự năm 2015.

 

e.Chủ cơ sở kinh doanh, người quản lý cơ sở kinh doanh dịch vụ (như quán ba, vũ trường, karaoke, dịch vụ mát xa, cơ sở thẩm mỹ…) thực hiện hoạt động kinh doanh khi đã có quyết định tạm đình chỉ hoạt động kinh doanh để phòng chống dịch bệnh COVID-19, gây thiệt hại từ 100.000.000 đồng trở lên do phát sinh chi phí phòng, chống dịch bệnh thì bị xử lý theo Điều 295 Bộ luật Hình sự năm 2015.

 

f.Người có hành vi lợi dụng sự khan hiếm hoặc tạo sự khan hiếm giả tạo trong tình hình dịch bệnh COVID-19 để mua vét hàng hóa đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công bố là mặt hàng bình ổn giá hoặc hàng hóa được Nhà nước định giá nhằm bán lại để thu lợi bất chính thì bị xử lý theo quy định tại Điều 196 Bộ luật Hình sự năm 2015.

 

VII. Câu 7: Cách xử lý tình huống khi mắc phải bệnh Covid-19?

 

1.Điều cần làm nếu mình được chẩn đoán nhiễm COVID-19:

 

1.1.Nếu bị sốt, ho hoặc có các triệu chứng khác, có thể mình đã mắc COVID-19: Hầu hết mọi người mắc bệnh nhẹ và có thể phục hồi tại nhà. Nếu mình cho rằng mình có thể đã bị phơi nhiễm với COVID-19, hãy liên hệ với nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe.

 

1.2.Theo dõi các triệu chứng của mình: Nếu mình có dấu hiệu cảnh báo cấp cứu (bao gồm khó thở), hãy tìm dịch vụ chăm sóc y tế cấp cứu ngay lập tức.

 

Các bước giúp ngăn ngừa sự lây lan của COVID-19 nếu mình bị bệnh

Theo dõi các triệu chứng

Khi Nào Thì Cần Cấp Cứu Y Tế

Nếu bị bệnh, hãy đeo khẩu trang vải che mũi và miệng

+Nếu mình mắc bệnh COVID-19 hoặc cho rằng mình có thể đã mắc bệnh COVID-19, làm theo các bước dưới đây để chăm sóc bản thân và giúp bảo vệ những người khác trong nhà và cộng đồng của mình.

+Chăm sóc bản thân. Nghỉ ngơi và uống nước thường xuyên. Dùng các loại thuốc không cần kê toa, chẳng hạn như acetaminophen, để giúp mình cảm thấy tốt hơn.

+Giữ liên lạc với bác sĩ của mình. Gọi điện trước khi đến khám bệnh. Phải tìm sự chăm sóc y tế nếu mình bị khó thở, hoặc có các dấu hiệu cảnh báo cấp cứu, hoặc nếu mình nghĩ đó là một trường hợp cần cấp cứu.

+Tránh dùng giao thông công cộng, đi chung xe hoặc taxi.

+Tách bản thân khỏi những người khác

+ Cố gắng ở trong phòng riêng và tránh xa người khác và thú cưng trong nhà mình càng nhiều càng tốt. Nếu có thể, mình nên sử dụng phòng vệ sinh riêng. Nếu mình cần ở xung quanh người khác hoặc động vật trong hoặc ngoài nhà, hãy đeo khẩu trang vải.

+ Có hướng dẫn bổ sung cho những người sinh sống trong những khu vực ở gần nhau và nhà ở chung.

+Các triệu chứng của COVID-19 bao gồm sốt, ho hoặc các triệu chứng khác.

+Thực hiện theo các hướng dẫn chăm sóc từ nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe và sở y tế địa phương. Cơ quan y tế địa phương sẽ đưa ra hướng dẫn cách kiểm tra các triệu chứng của mình và báo cáo thông tin.

 

+Tìm các dấu hiệu cảnh báo cấp cứu của COVID-19. Nếu có người đang biểu hiện bất cứ dấu hiệu nào trong số này, hãy tìm đến dịch vụ cấp cứu y tế ngay lập tức: Khó thở; Đau hoặc tức ngực thường xuyên; Trạng thái lẫn lộn mới; Không thể thức dậy hay duy trì sự tỉnh táo; Môi hoặc mặt xanh tái.

+Danh sách này không bao gồm tất cả các triệu chứng có thể xuất hiện. Hãy gọi ngay cho nhà cung cấp dịch vụ y tế của mình về bất kỳ triệu chứng nào nghiêm trọng hoặc đáng lo đối với mình.

+Gọi 911 hoặc gọi trước cho cơ sở cấp cứu địa phương: Thông báo cho nhân viên trực tổng đài rằng mình đang tìm kiếm sự chăm sóc cho một người nhiễm hoặc có thể nhiễm COVID-19.

+Hãy gọi điện trước. Có thể hoãn hoặc thực hiện buổi khám định kỳ qua điện thoại hoặc dịch vụ y tế từ xa. Việc này sẽ giúp phòng khám bảo vệ bản thân họ và các bệnh nhân khác.

Nên đeo a khẩu trang vải, che mũi và miệng nếu mình phải ở xung quanh người hoặc động vật khác, kể cả thú cưng (ngay cả khi ở nhà), không cần phải đeo khẩu trang vải nếu ở một mình. Nếu không thể đeo khẩu trang vải (chẳng hạn vì khó thở), hãy che miệng hoặc mũi khi ho và hắt hơi bằng cách khác. Cố gắng đứng cách xa người khác ít nhất là 6 feet, tương đương 2 mét. Điều này sẽ giúp bảo vệ những người xung quanh mình. Không nên đeo khẩu trang vải cho trẻ em dưới 2 tuổi, bất kỳ ai bị khó thở, hoặc bất kỳ ai không thể tự tháo khẩu trang mà không có sự trợ giúp.

 

1.3.Lưu ý Trong đại dịch COVID-19, khẩu trang cấp y tế dành riêng cho nhân viên y tế và một số người ứng phó đầu tiên. Mình có thể tự làm khẩu trang vải bằng khăn quàng cổ hoặc khăn tay:

 

+Che miệng khi ho hoặc hắt hơi

+Che miệng và mũi bằng khăn giấy khi mình ho hoặc hắt hơi.

+Vất khăn giấy đã sử dụng vào thùng rác có lót bao rác.

+Rửa tay ngay lập tức bằng xà phòng và nước trong ít nhất 20 giây. Nếu không có xà phòng và nước, hãy làm sạch tay bằng dung dịch sát trùng tay có chứa ít nhất 60% cồn.

+Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước trong ít nhất 20 giây. Điều này đặc biệt quan trọng sau khi xì mũi, ho hoặc hắt hơi; đi vào phòng vệ sinh; và trước khi ăn hoặc chuẩn bị thức ăn.

+Sử dụng dung dịch sát trùng tay nếu không có sẵn nước và xà phòng. Sử dụng dung dịch sát trùng tay có nồng độ cồn ít nhất 60%, phủ kín tất cả các bề mặt của bàn tay và chà xát tay với nhau cho đến khi cảm thấy khô.

+Xà phòng và nước là lựa chọn tốt nhất, đặc biệt là khi tay bẩn rõ ràng.

+Tránh chạm vào mắt, mũi và miệng bằng tay chưa rửa sạch

+Tránh dùng chung đồ dùng cá nhân

+Không dùng chung bát đĩa, ly uống nước, cốc, dụng cụ ăn uống, khăn hoặc bộ trải giường với người khác trong nhà mình.

+Rửa kỹ các đồ dùng này sau khi sử dụng bằng xà phòng và nước hoặc cho vào máy rửa chén.

+Làm sạch tất cả các bề mặt "hay chạm vào" hàng ngày

+Làm sạch và khử trùng các bề mặt tiếp xúc thường xuyên trong "phòng bệnh" và phòng vệ sinh; đeo găng tay dùng một lần. Để người khác làm sạch và khử trùng các bề mặt ở những khu vực chung, nhưng mình nên tự làm sạch phòng ngủ và phòng vệ sinh của mình, nếu có thể.

+Nếu một người chăm sóc hoặc người khác cần làm sạch và khử trùng phòng ngủ hoặc phòng vệ sinh của người bệnh, họ nên làm việc này chỉ khi cần thiết. Người chăm sóc/người khác nên đeo khẩu trang và găng tay dùng một lần trước khi vệ sinh. Họ nên chờ càng lâu càng tốt sau khi người bệnh đã sử dụng phòng vệ sinh, trước khi bước vào để làm sạch và sử dụng phòng vệ sinh.

+Các bề mặt hay chạm vào bao gồm điện thoại, điều khiển từ xa, mặt bếp, mặt bàn, tay nắm cửa, đồ đạc trong phòng tắm, nhà vệ sinh, bàn phím, máy tính bảng và bàn cạnh giường ngủ.

+ Làm sạch và khử trùng các khu vực có thể có máu, phân hoặc chất dịch cơ thể trên đó.

+ Sử dụng chất tẩy rửa và chất khử trùng dùng trong gia đình. Làm sạch khu vực hoặc vật dụng bằng xà phòng và nước hoặc chất tẩy rửa khác nếu bị bẩn. Sau đó, sử dụng chất khử trùng gia dụng.

 

1.4.Hãy chắc chắn làm theo các hướng dẫn trên nhãn để đảm bảo sử dụng sản phẩm an toàn và hiệu quả: Nhiều sản phẩm khuyên giữ cho bề mặt ẩm ướt trong vài phút để đảm bảo tiêu diệt vi trùng. Nhiều sản phẩm cũng khuyến nghị các biện pháp phòng ngừa như đeo găng tay và đảm bảo mình có thông gió tốt trong quá trình sử dụng các sản phẩm này.

 

- Khi nào là an toàn để ở bên cạnh người khác sau khi mắc bệnh COVID-19

- Quyết định xem khi nào là an toàn để ở bên cạnh người khác sẽ khác nhau trong các hoàn cảnh khác nhau.

-Tìm hiểu xem khi nào mình có thể ngừng cách ly ở nhà một cách an toàn.

 

VIII Câu 8: Quyền và nghĩa vụ của người bị nghi nhiễm hoặc người bị nhiễm Covid-19?

 

1.Cơ sở pháp lý:

 

a.Đại dịch Covid-19 đang gây những hậu quả chưa từng có tiền lệ ở quy mô thế giới, trong đó có nước ta. Từ số người mắc chỉ dừng ở con số 16 trong thời gian dài, Việt Nam đã liên tiếp phát hiện những ca nhiễm Covid-19 mới, đến nay đã vượt 200 người, buộc Chính phủ phải thực hiện biện pháp quyết liệt chưa từng có là cách ly toàn xã hội trong hai tuần kể từ ngày 01/04/2020.

 

b.Xét đến cùng, người nhiễm và nghi nhiễm bệnh cũng chỉ là nạn nhân của dịch bệnh. Ngoài nhóm người già, có bệnh nền, người sống gần các tâm dịch, khu tập trung đông người có nguy cơ nhiễm dịch cao hơn thì bất cứ ai, không phân biệt sang hèn, giàu nghèo đều có thể bị nhiễm bệnh. Họ rất cần sự giúp đỡ của nhà nước và cộng đồng. Vậy, quyền và nghĩa vụ của người nhiễm hoặc nghi nhiễm Covid-19 được pháp luật quy định như thế nào?

 

c.Căn cứ tính chất, mức độ nguy hiểm của dịch bệnh, ngày 29/01/2020, Bộ trưởng Bộ Y tế đã ban hành Quyết định số 219/QĐ-BYT về việc bổ sung bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona (nCoV) gây ra vào danh mục các bệnh truyền nhiễm nhóm A theo quy định tại Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2007.

 

d.Ngày 01/02/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 173/QĐ-TTg về việc công bố dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona gây ra. Theo đó, tính chất, mức độ nguy hiểm của dịch được xác định là bệnh truyền nhiễm nhóm A, nguy cơ ở mức độ khẩn cấp toàn cầu; trường hợp này, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng các biện pháp cần thiết theo quy định của Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm để phòng, chống dịch bệnh.

 

2.Theo đó, để bảo vệ sức khỏe của cộng đồng, người mắc bệnh truyền nhiễm nhóm A không có quyền được từ chối chữa bệnh mà thuộc trường hợp bắt buộc chữa bệnh (Điểm a, Khoản 1, Điều 66 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2009):

 

Người mắc bệnh dịch, người bị nghi ngờ mắc bệnh dịch, người mang mầm bệnh dịch, người tiếp xúc với tác nhân gây bệnh dịch thuộc nhóm A phải được cách ly.

Hình thức cách ly bao gồm cách ly tại nhà, tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc tại các cơ sở, địa điểm khác.

Trường hợp các đối tượng phải được cách ly không thực hiện yêu cầu cách ly của cơ sở y tế thì bị áp dụng biện pháp cưỡng chế cách ly theo quy định của Chính phủ (Điều 49 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm).

 

***Mặt khác, người mắc bệnh dịch nhóm A được khám và điều trị miễn phí (Khoản 2 Điều 48, Luật Khám bệnh, chữa bệnh): Quy định này vừa giúp người bệnh yên tâm chữa bệnh mà không phải lo lắng về gánh nặng chi phí khám bệnh, chữa bệnh, vừa giúp các biện pháp chống dịch được thực hiện nhanh chóng và hiệu quả.

 

3.Nghị định số 101/2010/NĐ-CP ngày 30/9/2010 của Chính phủ và Thông tư số 32/2012/TT-BTC ngày 29/02/2012 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định người bị áp dụng biện pháp cách ly y tế được hưởng các chế độ sau:

 

a.Được miễn chi phí khám bệnh, chữa bệnh khi phát hiện, điều trị các bệnh truyền nhiễm.

 

b.Được cấp không thu tiền các vật dụng thiết yếu khác phục vụ nhu cầu sinh hoạt trong những ngày cách ly y tế theo định mức sử dụng do Bộ Y tế ban hành.

 

c.Được miễn chi phí di chuyển từ nhà, từ cơ sở, địa điểm phát hiện đối tượng phải thực hiện cách ly y tế đến cơ sở cách ly y tế hoặc từ cơ sở cách ly y tế này đến cơ sở cách ly y tế khác theo quyết định của người có thẩm quyền; được bảo đảm vận chuyển thuận lợi, an toàn và đúng quy định.

 

d.Trường hợp người bị áp dụng biện pháp cách ly y tế đang trong thời gian cách ly mà mắc các bệnh khác phải khám, điều trị thì phải thanh toán chi phí khám bệnh, điều trị bệnh đó; nếu người đó có thẻ bảo hiểm y tế thì việc thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế.

 

đ.Trường hợp người bị áp dụng biện pháp cách ly y tế tử vong thì được miễn chi phí cho việc bảo quản, quàn ướp, mai táng, di chuyển thi thể, hài cốt theo quy định của pháp luật về phòng, chống bệnh truyền nhiễm.

 

e.Người bị áp dụng biện pháp cách ly y tế được cung cấp bữa ăn theo yêu cầu, phù hợp với khả năng của cơ sở thực hiện cách ly y tế. Chi phí tiền ăn do người bị áp dụng biện pháp cách ly y tế tự chi trả. Trường hợp người bị cách ly y tế là người thuộc hộ nghèo theo quy định thì được hỗ trợ tiền ăn theo mức 40.000 đồng/ngày trong thời gian cách ly y tế.

 

f.Người bị áp dụng biện pháp cách ly y tế được cơ sở thực hiện cách ly y tế cấp giấy chứng nhận thời gian thực hiện cách ly y tế để làm căn cứ hưởng các chế độ theo quy định của Bộ luật Lao động, Luật Bảo hiểm xã hội và các văn bản hướng dẫn.

 

4.Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm cũng có các quy định trách nhiệm phòng lây nhiễm bệnh truyền nhiễm tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, như:

 

Khai báo trung thực diễn biến bệnh; tuân thủ chỉ định, hướng dẫn của thầy thuốc, nhân viên y tế và nội quy, quy chế của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;

Đối với người mắc bệnh truyền nhiễm nhóm A ngay sau khi xuất viện phải đăng ký theo dõi sức khỏe với y tế xã, phường, thị trấn nơi cư trú (Khoản 1, Điều 34);

Trong trường hợp có dịch, người mắc bệnh dịch hoặc người phát hiện trường hợp mắc bệnh dịch hoặc nghi ngờ mắc bệnh dịch phải khai báo cho cơ quan y tế gần nhất trong thời gian 24 giờ, kể từ khi phát hiện bệnh dịch (Khoản 1, Điều 47).

 

5.Luật cũng nghiêm cấm hành vi:

 

Che giấu, không khai báo hoặc khai báo không kịp thời các trường hợp mắc bệnh truyền nhiễm theo quy định của pháp luật (Khoản 3, Điều 8);

Cố ý khai báo, thông tin sai sự thật về bệnh truyền nhiễm (Khoản 4, Điều 8);

Không chấp hành các biện pháp phòng, chống bệnh truyền nhiễm theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền (Khoản 7, Điều 8).

 

IX Câu 9: Chi phí điều trị và chế độ được miễn giảm khi được điều trị bệnh Covid-19 hiện nay tại các bệnh viện?

 

1.Nghị định số 101/2010/NĐ-CP ngày 30/9/2010 của Chính phủ và Thông tư số 32/2012/TT-BTC ngày 29/02/2012 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định người bị áp dụng biện pháp cách ly y tế được hưởng các chế độ sau:

 

a.Được miễn chi phí khám bệnh, chữa bệnh khi phát hiện, điều trị các bệnh truyền nhiễm.

 

b.Được cấp không thu tiền các vật dụng thiết yếu khác phục vụ nhu cầu sinh hoạt trong những ngày cách ly y tế theo định mức sử dụng do Bộ Y tế ban hành.

 

c.Được miễn chi phí di chuyển từ nhà, từ cơ sở, địa điểm phát hiện đối tượng phải thực hiện cách ly y tế đến cơ sở cách ly y tế hoặc từ cơ sở cách ly y tế này đến cơ sở cách ly y tế khác theo quyết định của người có thẩm quyền; được bảo đảm vận chuyển thuận lợi, an toàn và đúng quy định.

 

d.Trường hợp người bị áp dụng biện pháp cách ly y tế đang trong thời gian cách ly mà mắc các bệnh khác phải khám, điều trị thì phải thanh toán chi phí khám bệnh, điều trị bệnh đó; nếu người đó có thẻ bảo hiểm y tế thì việc thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế.

 

đ.Trường hợp người bị áp dụng biện pháp cách ly y tế tử vong thì được miễn chi phí cho việc bảo quản, quàn ướp, mai táng, di chuyển thi thể, hài cốt theo quy định của pháp luật về phòng, chống bệnh truyền nhiễm.

 

e.Người bị áp dụng biện pháp cách ly y tế được cung cấp bữa ăn theo yêu cầu, phù hợp với khả năng của cơ sở thực hiện cách ly y tế. Chi phí tiền ăn do người bị áp dụng biện pháp cách ly y tế tự chi trả. Trường hợp người bị cách ly y tế là người thuộc hộ nghèo theo quy định thì được hỗ trợ tiền ăn theo mức 40.000 đồng/ngày trong thời gian cách ly y tế.

 

f.Người bị áp dụng biện pháp cách ly y tế được cơ sở thực hiện cách ly y tế cấp giấy chứng nhận thời gian thực hiện cách ly y tế để làm căn cứ hưởng các chế độ theo quy định của Bộ luật Lao động, Luật Bảo hiểm xã hội và các văn bản hướng dẫn.

 

2.Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm cũng có các quy định trách nhiệm phòng lây nhiễm bệnh truyền nhiễm tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, như:

 

Khai báo trung thực diễn biến bệnh;

Tuân thủ chỉ định, hướng dẫn của thầy thuốc, nhân viên y tế và nội quy, quy chế của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;

Đối với người mắc bệnh truyền nhiễm nhóm A ngay sau khi xuất viện phải đăng ký theo dõi sức khỏe với y tế xã, phường, thị trấn nơi cư trú (Khoản 1, Điều 34);

Trong trường hợp có dịch, người mắc bệnh dịch hoặc người phát hiện trường hợp mắc bệnh dịch hoặc nghi ngờ mắc bệnh dịch phải khai báo cho cơ quan y tế gần nhất trong thời gian 24 giờ, kể từ khi phát hiện bệnh dịch (Khoản 1, Điều 47).

 

X Câu 10: Xử lý như thế nào khi người có Hành vi không khai báo y tế, khai báo không đầy đủ hoặc khai báo gian dối về dịch bệnh Covid-19 và lây nhiễm cho cộng đồng?

 

1.Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm và hậu quả mà hành vi này gây ra, người vi phạm có thể bị xử lý lý vi phạm hành chính hoặc bị xử lý hình sự. Cụ thể: Đối với các hành vi

 

Không khai báo hoặc khai báo không trung thực, kịp thời diễn biến bệnh truyền nhiễm của bản thân với thầy thuốc, nhân viên y tế được giao nhiệm vụ;

Không tuân thủ chỉ định, hướng dẫn phòng, chống lây nhiễm bệnh truyền nhiễm của thầy thuốc, nhân viên y tế và nội quy, quy chế của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;

Không đăng ký theo dõi sức khỏe với trạm y tế xã, phường, thị trấn nơi cư trú của người mắc bệnh Covid-19 sau khi ra khỏi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh sẽ bị phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng theo Điều 9 Nghị định số 176/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế.

 

2.Tuy nhiên, nếu những hành vi này gây lây truyền dịch bệnh Covid-19 cho người khác hoặc gây thiệt hại từ 100 triệu đồng trở lên cho chi phí phòng, chống dịch bệnh: Thì bị xử lý hình sự theo Điều 240, Điều 295 Bộ luật hình sự năm 2015. Có thể là phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

 

XI Câu 11: Xử lý như thế nào khi người nước ngoài nhập cư bất hợp pháp và lây nhiễm cho cộng đồng?

1.Về hành vi không khai báo việc làm mất Giấy chứng minh biên giới và Giấy thông hành xuất, nhập cảnh: Theo quy định tại Điều 15 Luật Biên giới quốc gia quy định, việc xuất, nhập cảnh qua biên giới quốc gia được thực hiện tại các cửa khẩu. Người, phương tiện qua cửa khẩu phải có đầy đủ giấy tờ hợp pháp, cụ thể là “người cư trú trong khu vực biên giới nước láng giềng khi sang khu vực biên giới Việt Nam phải có giấy thông hành hoặc giấy chứng minh biên giới theo quy định của Hiệp định và Quy chế biên giới ký kết giữa Việt Nam và nước láng giềng hữu quan” (Điều 7 Nghị định số 32/2005/NĐ-CP ngày 14/3/2005 của Chính phủ về Quy chế cửa khẩu biên giới đất liền). Trong trường hợp bị mất các Giấy tờ này thì người nhập cảnh có trách nhiệm phải kịp thời trình báo ngay với cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam, nếu không làm đúng theo quy định thì hình thức xử phạt được áp dụng là phạt tiền với mức xử phạt từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng.

 

2.Về hành vi cư trú trái phép: Theo quy định tại khoản 1 Điều 11 Nghị định số 34/2000/NĐ-CP ngày 18/8/2000 của Chính phủ về Quy chế khu vực biên giới đất liền của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì người nước ngoài đủ điều kiện vào khu vực biên giới, vành đai biên giới nếu ở qua đêm phải đến Công an xã, phường, thị trấn hoặc đồn công an sở tại đăng ký, quản lý tạm trú theo quy định của pháp luật về đăng ký quản lý hộ khẩu nếu vi phạm thì  sẽ bị xử lý theo điểm e khoản 2 Điều 22 Nghị định số 150/2005/NĐ-CP nêu trên với mức xử phạt được quy định là từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng.

 

3.Hành vi vi phạm của chủ nhà trọ: theo quy định tại khoản 2; 3 Điều 31 Luật Cư trú 81/2006/QH11 ngày 29/11/2006

 

Khoản 2: Gia đình, nhà ở tập thể, cơ sở chữa bệnh, khách sạn, nhà nghỉ, cơ sở khác khi có người từ đủ mười bốn tuổi trở lên đến lưu trú có trách nhiệm thông báo việc lưu trú với Công an xã, phường, thị trấn. Việc thông báo lưu trú được thực hiện trực tiếp hoặc bằng điện thoại. Công an xã, phường, thị trấn có trách nhiệm thông báo địa điểm, số điện thoại nơi tiếp nhận thông báo lưu trú cho nhân dân biết.

Khoản 3: Việc thông báo lưu trú được thực hiện trước 23 giờ, nếu người đến lưu trú sau 23 giờ thì thông báo lưu trú vào sáng ngày hôm sau; trường hợp ông, bà, cha, mẹ, vợ, chồng, con, cháu, anh, chị, em ruột đến lưu trú nhiều lần thì chỉ cần thông báo lưu trú một lần.”

 

***Trong trường hợp người nước ngoài chưa đăng ký tạm trú nhưng vẫn không thực hiện trách nhiệm đăng ký tạm trú cho khách ở trọ theo quy định nói trên: Do đó, hành vi của chủ nhà trọ đã vi phạm quy định về đăng ký tạm trú. Do người tạm trú tại nhà trọ là người nước ngoài nên hành vi không khai báo tạm trú của chủ nhà trọ sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại điểm g khoản 2 Điều 22 Nghị định số 150/2005/NĐ-CP nêu trên với mức phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng.

 

4.Trình tự giải quyết thực hiện qua các bước sau:

 

Bước 1

Bước 2

Bước 3

Giải thích, phân tích cho  người nước ngoài và chủ nhà trọ biết họ đã vi phạm các quy định pháp luật về quản lý biên giới và các quy định về quản lý hộ khẩu của Việt Nam;

Tiến hành lập riêng biên bản về hành vi vi phạm hành chính đối với từng người theo quy định tại khoản 22 Điều 1 Pháp lệnh 04/2008/PL-UBTVQH12 ngày 02/04/2008 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính;

-Chuyển giao ngay biên bản và người vi phạm cho Công an cấp huyện để cơ quan này triển khai các biện pháp nghiệp vụ xác minh làm rõ và xử lý vụ việc theo quy định của pháp luật.

-Nếu chưa thể chuyển giao ngay trong đêm: Thì Trưởng công an phường ra quyết định tạm giữ hành chính trong vòng 24 giờ theo quy định tại Điều 44 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính; khoản 22 Điều 1 Pháp lệnh 04/2008/PL-UBTVQH12 ngày 02/04/2008 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và phải chuyển giao vụ việc ngay khi có thể.

 

XII.Câu 12: Các cơ quan nào của chính phủ phòng chống Covid-19? Và cơ cấu tổ chức phòng chống từ trung ương tới địa phương như thế nào?

 

 Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 31/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ, cả nước đã phát hiện và xử lý kịp thời các ổ dịch, tiếp tục kiểm soát, hạn chế tốc độ lây nhiễm trong cộng đồng, điều trị khỏi đa số người mắc và chưa có trường hợp tử vong. Tuy nhiên, dịch bệnh tiếp tục diễn biến phức tạp, nguy cơ bùng phát vẫn ở mức cao, ảnh hưởng xấu đến kinh tế - xã hội, đời sống nhân dân. Nhằm thực hiện hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch, đồng thời khởi động lại và tiếp tục phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh và ổn định xã hội, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu:

 

1.Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp tục quán triệt, thực hiện nghiêm các quan điểm, nguyên tắc, phương châm:

 

a.Thống nhất nhận thức và hành động, quán triệt sâu sắc quan điểm “chống dịch như chống giặc”, huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và mọi người dân, đề cao kỷ luật, kỷ cương, trách nhiệm của người đứng đầu, thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch theo chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Đồng thời thực hiện mục tiêu tiếp tục phát triển sản xuất kinh doanh, giải quyết việc làm với sự quản lý cụ thể của Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương với các điều kiện cụ thể;

 

b.Cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức phải gương mẫu, đi đầu trong việc thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch;

 

c.Kiên định thực hiện các nguyên tắc phòng, chống dịch: ngăn chặn, phát hiện, cách ly, khoanh vùng, dập dịch đồng thời với việc làm tốt công tác điều trị, hạn chế thấp nhất người tử vong; phương châm “4 tại chỗ”, tuyệt đối không lơ là, chủ quan;

 

d.Được nới lỏng các biện pháp hạn chế để phục vụ phòng, chống dịch đã thực hiện phù hợp với diễn biến dịch bệnh; khôi phục các hoạt động kinh tế - xã hội trên cơ sở bảo đảm kiểm soát tốt dịch bệnh, nhất là tại Thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và các đô thị lớn.

 

2.Các Bộ, cơ quan liên quan, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp tục chỉ đạo thực hiện các biện pháp:

 

a.Người dân thường xuyên rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn; đeo khẩu trang khi ra ngoài; giữ khoảng cách an toàn khi tiếp xúc; không tập trung đông người tại nơi công cộng, ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện;

 

b.Tiếp tục dừng các hoạt động lễ hội, nghi lễ tôn giáo, giải đấu thể thao, sự kiện có tập trung đông người tại nơi công cộng, sân vận động và các sự kiện lớn chưa cần thiết.

 

c.Tạm đình chỉ hoạt động các cơ sở kinh doanh dịch vụ không thiết yếu (khu vui chơi, giải trí, cơ sở làm đẹp, karaoke, mát-xa, quán bar, vũ trường…) và các cơ sở kinh doanh dịch vụ khác theo quyết định hoặc chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

 

d.Các cơ sở kinh doanh thương mại dịch vụ (bán buôn, bán lẻ, xổ số kiến thiết, khách sạn, cơ sở lưu trú, nhà hàng, quán ăn…) trừ các cơ sở nêu tại điểm c mục 2 trên đây, khu tập luyện thể thao, khu di tích, danh lam thắng cảnh được hoạt động trở lại nhưng phải thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn phòng, chống dịch như: Trang bị phòng hộ cho nhân viên, đo thân nhiệt khách đến; bố trí đầy đủ phương tiện, vật tư để rửa tay, sát khuẩn tại cơ sở và bảo đảm giãn cách khi tiếp xúc.

 

đ.Hoạt động vận chuyển hành khách công cộng liên tỉnh, nội tỉnh được hoạt động trở lại, nhưng phải thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn phòng, chống dịch theo hướng dẫn của Bộ Giao thông vận tải như: hành khách và lái xe phải đeo khẩu trang, bố trí đầy đủ phương tiện, xà phòng, dung dịch sát khuẩn để rửa tay cho hành khách.

 

e.Riêng đối với vận chuyển hành khách bằng đường hàng không: Áp dụng các biện pháp phù hợp đặc thù ngành hàng không, bảo đảm an toàn cho hành khách, ngăn ngừa lây nhiễm dịch bệnh.

 

f.Giảm, giãn số học sinh trong phòng học, bố trí lệch giờ học, ăn trưa, sinh hoạt tập thể bảo đảm không tập trung đông người; thực hiện khử trùng, vệ sinh lớp học; kết hợp học trực tuyến, thực hiện các biện pháp phòng bệnh cho học sinh.

 

h.Nhà máy, cơ sở sản xuất tiếp tục hoạt động và phải thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch cho công nhân, người lao động.

 

i.Người đứng đầu cơ quan, đơn vị, tổ chức, cơ sở chịu trách nhiệm xây dựng phương án làm việc cho cơ quan đơn vị một cách phù hợp bảo đảm an toàn cho cán bộ, nhân viên; không tổ chức các cuộc họp, hội nghị đông người chưa cần thiết, không để đình trệ công việc nhất là các công việc có thời hạn, thời hiệu theo quy định của pháp luật, các dịch vụ công phục vụ người dân và doanh nghiệp.

 

k.Đối với các sự kiện phục vụ mục đích chính trị, kinh tế, xã hội thực sự cần thiết phải tổ chức: Thì do cấp ủy, chính quyền địa phương quyết định và thực hiện các biện pháp phòng, chống lây nhiễm như: đeo khẩu trang, sát trùng tay, ngồi giãn cách; thực hiện giám sát về y tế; không tổ chức liên hoan, tiệc mừng.

 

3.Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định mức nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh đối với từng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: Theo đề xuất của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19.

 

4.Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: Ngoài chỉ đạo thực hiện các biện pháp quy định tại mục 2 nêu trên, chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch tương ứng với các mức nguy cơ, bảo đảm các yêu cầu sau:

 

a.Tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, địa bàn có nguy cơ cao tiếp tục thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch theo Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 31/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ.

 

b.Tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có nguy cơ:

 

Khuyến cáo người dân không ra khỏi nhà nếu không cần thiết và thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch.

Không tập trung quá 20 người tại nơi công cộng, ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện; giữ khoảng cách tối thiểu 01m khi tiếp xúc.

 

c.Các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có mức nguy cơ thấp:

 

Tuyên truyền, vận động người dân không ra khỏi nhà nếu không cần thiết và thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch.

Không tập trung quá 30 người tại nơi công cộng, ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện; giữ khoảng cách tối thiểu 01m khi tiếp xúc.

 

d.Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương liên quan: Xác định phạm vi khu vực nguy cơ cao trên địa bàn và chỉ đạo thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch theo Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 31/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ.

 

5.Bộ Y tế tập trung chỉ đạo:

 

Kịp thời phát hiện, cách ly, khoanh vùng, xử lý triệt để các ổ dịch; ứng dụng công nghệ thông tin để tìm kiếm, xác định các trường hợp có nguy cơ lây nhiễm.

Tổ chức phân luồng, phân tuyến điều trị hợp lý ngay từ khâu tiếp đón bệnh nhân, phòng ngừa lây nhiễm tại các cơ sở y tế, bảo đảm an toàn đối với cán bộ y tế, người tham gia phòng, chống dịch, người cao tuổi, người có bệnh lý nền, các đối tượng yếu thế.

Hướng dẫn thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, phương tiện vận tải.

 

6.Các Bộ: Quốc phòng, Công an, Ngoại giao: Tiếp tục chỉ đạo tổ chức thực hiện nghiêm việc hạn chế nhập cảnh; kiểm soát chặt chẽ người nhập cảnh; tất cả các trường hợp được nhập cảnh phải thực hiện cách ly theo quy định.

 

7.Các Bộ: Quốc phòng, Y tế, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có liên quan: Tiếp tục tổ chức tốt việc thực hiện cách ly, cải thiện điều kiện sinh hoạt tại các cơ sở cách ly tập trung.

 

8.Các Bộ, cơ quan ngang bộ: Hướng dẫn các biện pháp phòng, chống dịch, bảo đảm an toàn tại các cơ sở và hoạt động thuộc phạm vi, lĩnh vực quản lý.

 

9.Các Bộ: Thông tin và Truyền thông, Khoa học và Công nghệ, Giáo dục và Đào tạo, Công Thương, Văn phòng Chính phủ: Chỉ đạo thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin trong khám bệnh, chữa bệnh, làm việc, học tập trực tuyến, thương mại điện tử, thanh toán không dùng tiền mặt và thực hiện các thủ tục hành chính, dịch vụ công, thúc đẩy xây dựng Chính phủ điện tử và kinh tế số.

 

10.Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: Tiếp tục đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền về phòng, chống dịch bệnh và phát triển kinh tế xã hội; tăng cường thanh tra, kiểm tra xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân thiếu trách nhiệm hoặc có hành vi vi phạm quy định phòng, chống dịch, kể cả xử lý hình sự (nếu có).

 

11.Các Bộ, cơ quan liên quan, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tập trung chỉ đạo thực hiện các biện pháp phát triển kinh tế - xã hội, trong đó:

 

Bộ Công Thương, các bộ, ngành liên quan tập trung, khẩn trương thúc đẩy việc ký kết các hợp đồng xuất khẩu với các nước EVFTA; chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện cần thiết, hàng hóa, nhất là các hàng hóa có lợi thế và tiềm năng xuất khẩu để triển khai ngay sau khi các nước dỡ bỏ phong tỏa, mở cửa trở lại.

Tiếp tục rà soát, bảo đảm nguồn cung và vận chuyển, cung ứng nguyên vật liệu đầu vào cho sản xuất, xuất khẩu.

Thúc đẩy phát triển thị trường nội địa, có các biện pháp kích cầu, đẩy mạnh tiêu dùng, nhất là thương mại điện tử, hệ thống bán lẻ, đảm bảo đủ hàng hóa thiết yếu cho người dân trong mọi tình huống; dần từng bước mở lại du lịch nội địa.

Chủ động nghiên cứu, xây dựng phương án khởi động lại các hoạt động kinh tế - xã hội, đảm bảo nguyên tắc an toàn phòng, chống dịch.

 

12.Các Bộ: Lao động – Thương binh và Xã hội, Tài chính, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: Khẩn trương triển khai thực hiện các biện pháp bảo đảm an sinh xã hội theo đúng Nghị quyết số 42/NQ-CP ngày 9/4/2020 của Chính phủ về các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 bảo đảm kịp thời, công khai, minh bạch, đúng đối tượng.

 

13.Đề nghị Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức đoàn thể: Phối hợp với chính quyền các cấp tăng cường vận động nhân dân nâng cao ý thức tự giác, tích cực tham gia phòng, chống dịch.

 

XIII.Câu 13: Các lực lượng vũ trang nào tham gia phòng chống Covid-19? Quyền và nghĩa vụ của họ?

 

1.Lực lượng vũ trang nhân dân tham gia vào phòng chống Covid-19 bao gồm: Lực lượng quân đội nhân dân Việt Nam, Lực lượng Công an nhân dân Việt Nam và lực lượng Dân quân tự vệ.

 

2.Quyền lợi của các lực lượng này như sau: Tương tự với các quyền cơ bản của công dân

 

3.Nghĩa vụ của các lực lượng này như sau: Bên cạnh nhưng nghĩa nghĩa vụ của công dân, thì lực lượng vũ trang cần có thêm một số nghĩa vụ đặc thù sau:

 

Phải đảm bảo chuẩn bị tốt cơ sở vật chất, trang thiết bị, đảm bảo nhu cầu đời sống vật chất và tinh thần cho công dân trong khu cách ly;

1) Tích cực tuyên truyền về công tác phòng dịch đến người dân trong địa bàn;

 

2) Tăng cường phối hợp với báo chí trong và ngoài quân đội tuyên truyền về những điển hình tiêu biểu trong phòng, chống dịch để động viên, lan tỏa hình cảnh cao đẹp của người Bộ đội Cụ Hồ tham gia phòng, chống dịch, nhất là trong các khu cách ly, các điểm cách ly, chốt, trạm khu vực biên giới.

 

3) Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, chiến sĩ về nhiệm vụ phòng chống dịch Covid-19.

 

4) Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, chuẩn bị tốt nhân lực, vật tư, trang bị sẵn sàng ứng phó các tình huống theo từng cấp độ phòng chống dịch bệnh.

 

5) Tổ chức tốt việc tiếp nhận cách ly, giám sát sức khỏe cho nhân dân và người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam.

 

6) Phối hợp chặt chẽ với các cấp, ngành, lực lượng, địa phương và hợp tác quốc tế trong phòng chống dịch bệnh.

 

7) Tăng cường công tác phòn chống dịch bệnh trong lực lượng vũ trang; thực hiện tốt việc rút kinh nghiệm, biểu dương, khen thưởng tập thể, cá nhân hoàn thành tốt nhiệm vụ.

 

XIV.Câu 14: Thuận lợi về kinh tế, xã hội, về đầu tư khi chính phủ VN phòng chống dịch Covid-19 thành công?

 

1.Diễn biến dịch Covid -19 tại Việt Nam và Thế giới:

 

Từ cuối năm 2019, sau khi những ca mắc bệnh xuất hiện đầu tiên tại Vũ Hán – Trung Quốc, Covid -19 nay đã lay lan khắp toàn cầu đã gây ra những thiệt hại về người và tài sản vô cùng đáng quan ngại, cụ thể:

 

Trên 200 quốc gia và lãnh thổ đã bị ảnh hưởng bởi dịch Covid 19.

Số ca nhiễn là 18 triệu người nhiễm

 

687 ngàn người đã tử vong

 

 

Trong đó Việt Nam với tổng số 621 ca nhiễm trên cả nước, đã chữa khỏi 373 người nhiễm bệnh và đã có 06 ca tử vong. Với tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh, Nhà nước và người dân Việt Nam đang rất tính cực để phòng chống dịch và kết quả là việt Nam đã chống dịch thành công với những con số minh chứng cụ thể cho sự chống dịch thành công này. Bước vào giai đoạn mới với những tình hình biến động mới rất phúc tạp của dịch bệnh, Việt Nam đang từng bước triển khai cũng như có những thay đổi trong cách phòng chống dịch trong tình hình mới hiện nay.

 

2.Nếu việc phòng chống dịch diễn ra hiệu quả thì những thuận lợi đối với Việt Nam như sau:

 

Về kinh tế

Về xã hội

Về đầu tư

a.Vì tình hình dịch bệnh Việt Nam đã kiểm soát tốt: Nên các hoạt động sản xuất kinh doanh được khởi động lại ngay sau đó, Bình quân GDP của Việt Nam vẫn đạt 5% trong năm 2020. Các hoạt động  kinh tế diễn ra bình thường, các cơ sở sản xuất kinh doanh đi vào hoạt động bình thường.

b.Đối với nghành nông nghiệp và phụ trợ: Các ngành sản xuất, chế biến nông - thủy hải sản sẽ được lưu thông lại, kim ngạch xuất nhập khẩu sẽ trở lại bình thường, giải quyết được vấn đề đầu ra đầu vào của các sản phẩm nông nghiệp.

c.Lĩnh vực công nghiệp và xây dựng: Khắc phục được tình trạng thiếu hụt đầu vào nguyên liệu nhất là từ Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ, và các nước EU. Khắc phục được tình trạng ứ đọng sản phẩn do đầu ra bị tắt nghẽn do sụt giảm nhu cầu tiêu dùng trong nước và quốc tế cũng như khắc phục được giá hành hóa trên thị trường. Khi kinh tế được khai thông, hoạt động xuất nhập khẩu được lưu thông thì các hoạt động các trong ngành này cũng đã được khắc phục đáng kể.

d.Lĩnh vực dịch vụ: Bị tác động mạnh do việc tiến hành dãn cách xã hội, khi tình hình dịch bệnh được khác phục thì các ngành dịch vụ được vận hành trở lại. Lưu thông các dịch vụ du lịch lữ hành trong nước, tuy còn nhiều hạn chế tuy nhiên các chỉ tiêu về ngành du lịch trong nước đã có sự biến động đáng kể theo hướng tích cực, còn du lịch người nước vẫn đang bị hạn chế do tình hình dịch bệnh trên thế giới vẫn đang có những chuyển biến phức tạp.

đ.Lĩnh vực tài chính - ngân hàng: Các hoạt động ngân hàng được hoạt động lại, các hoạt động tín dụng trước đây, đặc biệt là nhu cầu tín dụng của khách hàng, khi các hoạt động kinh tế đã quay trở lại bình thường khi đó nhu cầu tín dụng sẽ bình ổn trở lại cũng như có thể dự đoán được nhà sẽ tăng do nhu cầu phát triển kinh tế sau khi tình hình dịch bệnh đã được khắc phục.

e.Lĩnh vực kinh doanh bất động sản: Chịu ảnh hưởng rõ nét nhất là lĩnh vực cho thuê mặt bằng thương mại, văn phòng cho thuê, khách sạn căn hộ. Việc các hoạt động kinh tế trở lại bình thường, đặc biệt các ngành nghề kinh doanh có liên quan đến bất động sản sẽ thúc đẩy  lĩnh vực này đi vào sôi động như trước.

f.Lĩnh vực dịch vụ y tế: Đây là một trong những ngành chủ chốt để góp phần phòng chống dịch Covid hiểu quả nhất và có kết quả khả quan như ngày hôm nay. Các dịch vụ y tế một lần nữa đã khẳng định tính hiệu quả, trình độ chuyên môn của ngành cũng như các cơ sở vật chất - các thiệt bị y tế của Việt Nam là thuộc một trong những nên y tế tốt trên thế giới.

a.Việc Nhà nước và người dân Việt Nam cùng nhau thực hiện phòng chống dịch thành công: Đã cho thấy một tinh thần đoàn kết của đại dân tộc, sự chỉ đạo, điều hành sáng suốt, nhanh chóng kịp thời của của Nhà nước, sự đồng lòng, quyết tâm của cả nước đã kiểm soát tình hình dịch một cách hiệu quả nhất.

b.Trong thời kỳ khó khăn: Người dân luôn đòng hành cùng Nhà nước, luôn tuân thủ những quy định do Nhà nước banhanhf về việc phòng chống dịch, không có tình trạng bất ổn xã hội như một số nước trên thế giới.

c.Chính vậy: Lòng tin của nhân dân vào Nhà nước ngày càng gia tăng, xã hội được an toàn, ổn định.

 

a.Khi các ngành đều đã mở cửa, thì tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam thực hiện các hoạt đồng đầu tư kinh doanh trở lại bình thường.

b.Các nhà đầu tư nước ngoài về Việt Nam, tiếp tục thực hiện các dự án tại Việt Nam cũng như đầu tư các dự án mới.

 

 

TRÂN TRỌNG CÁM ƠN QUÝ VỊ.